KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TỬ
Một kiến trúc sư tồi đó là không biết cách kết hợp các chi tiết lại với nhau để tạo lên một ngôi nhà hoàn chỉnh. Trong kỹ thuật điện tử cũng vậy, người kỹ sư cần biết tổng hợp những mạch điện để tạo thành một cỗ máy hoàn thiện. Trong một sơ đồ mạch điện phức tạp lại chứa rất nhiều linh kiện và ký hiệu sẽ chứa những mạch điện nhỏ hơn, chi tiết hơn. Vì lý do đó mà để trở thành kỹ thuật viên điện tử có kỹ năng đọc và phân tích mạch điện tử chuyên nghiệp thì bạn cần phải nắm vững những nội dung dưới đây
1) Nắm vững ký hiệu của từng linh kiện và nguyên tắc hoạt động của chúng
Một sơ đồ mạch điện bao gồm rất nhiều các ký hiệu điện , điện tử . Chúng ta sẽ không thể hiểu được mạch điện nếu như không nắm vững được hệ thống ký hiệu này. Mỗi một linh kiện trong thực tế sẽ được mô tả bằng một ký hiệu trên sơ đồ mạch điện, tất cả các gia đều phải tuân thủ các ký hiệu này khi thiết kế mạch điện, dưới đây là hệ thống các ký hiệu của một số linh kiện, thiết bị điện tử:
2) Hiểu rõ các quy ước trong đọc sơ đồ mạch điệnKhi đã nắm vững từng linh kiện từ ký hiệu cho đến nguyên lý hoạt động của chúng thì bước tiếp theo bạn cần nắm vững những quy tắc, quy ước khi đọc sơ đồ mạch điện. Hệ thống các quy ước này cần phải được tuân theo vì đó là tiêu chuẩn chung của quốc tế. Dưới đây là một số quy ước.
Trong một mạch điện thì những linh kiện được nói với nhau thông qua dây kết nối, trên sơ đồ mạch những dây được nối với nhau hay giao cắt nhau sẽ có một chấm tròn in đậm trên nút giao cắt của những dây nối, những điểm này cũng được gọi là một nút của mạch điện.
Tất cả những điểm có cùng ký hiệu thì sẽ được nối với nhau và có cùng mức điện áp dù những điểm này không cần nối với nhau bằng đoạn mạch nào. Việc nối với nhau là không cần thiết khi sơ đồ có quá nhiều dây dẫn.
Dù mạch điện có phức tạp đến đâu thì chúng cũng bao gồm các linh kiện được mắc với nhau theo các kiểu chính đó là mắc song song, mắc nối tiếp, mắc hỗn hợp và mắc cầu rồi cuối cùng phải được kết nối với hai đầu của nguồn điện. Một mạch điện hở sẽ không bao giờ hoạt động được
Dòng điện sẽ đi theo chiều từ nơi có điện áp cao đến nơi có điện áp thấp các bạn hãy nhớ kỹ để phân tích chiều đi của dòng điện.
3) Nắm vững kỹ năng phân vùng cho từng loại mạch cụ thể
Trong một sơ đồ mạch điện tử phức tạp thì bạn cần khoanh vùng cho từng một loại mạch cụ thể chi tiết ở bên trong. Các mạch điện chức năng sẽ bao gồm mạch nguồn, mạch khuếch đại, mạch tạo xung, , mạch vi xử lý, mạch cảm biến, mạch động lực. Với bất cứ thiết bị điện tử nào cũng bao gồm những khối mạch trên, khi bạn nắm vững những mạch đó thì việc sửa chữa hay thiết kế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
CÁC MẠCH ĐIỆN TỬ CẦN TÌM HIỂU VÀ NẮM VỮNG
Muốn thành thạo trong việc đọc sơ đồ mạch điện không có gì nhanh hơn bằng cách nắm vững những mạch điện cơ bản. Với kinh nghiệm sửa chữa cho hàng ngàn thiết bị điện tử, tự động thì NVT biết rằng với bất cứ sơ đồ mạch điện phức tạp nào cũng được cấu thành bởi những mạch điện cơ bản dưới đây. Hãy click vào loại mạch điện mà bạn muốn tìm hiểu.
—> Mạch nguồn
—> Mạch tạo xung
—> Mạch cảm biến
—> Mạch đóng cắt, mạch động lực, relay
—> Mạch khuếch đại
—> Mạch vi điều khiển, điện tử số
—> Mạch tự động.